Bug là gì? Tổng hợp chi tiết 5 Bug lập trình thường gặp 

Bug là gì? Tổng hợp 5 loại Bug lập trình thường gặp 

Bug là một thuật ngữ không quá xa lạ với những bạn lập trình viên. Tuy nhiên đối với những bạn mới tìm hiểu về lĩnh vực này thì đây vẫn là một khái niệm khá mơ hồ. Ở bài viết này, osttopstsoftware.net sẽ cùng bạn tìm hiểu Bug là gì và tổng hợp các Bug lập trình thường gặp.

Định nghĩa Bug là gì?

Định nghĩa Bug là gì?

Bug là lỗi phần mềm tạo ra trong quá trình lập trình. Lỗi này có thể vì code sai hay gặp vấn đề không tương thích. Cũng có thể là do lỗi từ việc không hiểu ý tưởng rồi code sai lệch so với yêu cầu ban đầu.

Trước khi mang sản phẩm đến tay người dùng, các tester sẽ tiến hành debug để kiểm tra chất lượng và phát hiện bug. Sau đó, lập trình viên sẽ tiến hành sửa lỗi. Quá trình này gọi là Fixbug. Đây cũng chính là cách để nâng cao chất lượng sản phẩm lập trình trước khi nó được người dùng sử dụng. 

Nguyên nhân phát sinh Bug 

Có vô số nguyên nhân gây ra Bug trong quá trình Coding và Design. Một sản phẩm có độ phức tạp càng cao thì khả năng phát sinh ra Bug càng cao. Sau đây chính là các lý do khiến Bug xuất hiện nhiều nhất: 

Bug phát sinh do yếu tố con người

Con người là người trực tiếp tạo ra sản phẩm, nhưng đôi khi con người không thể chính xác hoàn toàn. Trong quá trình lập trình, các coder vẫn có thể mắc một số sai lầm. Đây chính là lý do Bug xuất hiện. Vì vậy, trước khi một sản phẩm được đưa ra thị trường, sẽ luôn có giai đoạn kiểm tra và chạy thử khi sản phẩm hoàn thiện. 

Hiểu sai vấn đề cần Code và thiết kế phần mềm

Trường hợp này xảy ra khi những developer chưa thực sự hiểu ý tưởng của phần mềm thiết kế. Trong quá trình thực hiện lập trình có thể hiểu sai và code theo cách nghĩ của developer. Hậu quả của việc này là xuất hiện những đoạn code không như mong muốn và Bug phát sinh.

Ảnh hưởng bởi yếu tố thời gian

Khi một sản phẩm được tạo ra trong một khoảng thời gian gấp gáp sẽ rất dễ xuất hiện Bug. Khi deadline cho developer quá nhanh sẽ khiến họ căng thẳng, hoạt động hết năng suất. Thậm chí không có thời gian để thiết kế những dòng code tối ưu nhất. Chính vì vậy, những sai sót là không thể tránh khỏi và khả năng Bug xuất hiện là rất cao. 

Logic design không thiết thực để code 

Một phần mềm khó và phức tạp cần rất nhiều thời gian để nghiên cứu và phát triển. Những trường hợp vượt quá kỹ thuật của coder cũng nên được xem xét lại. Trong quá trình thực hiện sản phẩm cần có sự trao đổi giữa developer và những người có chuyên môn cao để chỉnh sửa phần mềm tối ưu nhất. Sự kết hợp và thực hiện giữa các coder chuyên nghiệp rất cần trong hoàn cảnh này. 

Cách code của lập trình chưa thực sự hiệu quả 

Cách code của lập trình chưa thực sự hiệu quả 

Một nguyên nhân khác khiến Bug xuất hiện là do cách code yếu kém và sơ sài của các developer trình độ chưa được cao. Trong một số trường hợp, việc debug và fix bug còn được thực hiện bởi một đội developer hoàn toàn mới. Việc này còn khó hơn nhiều so với thiết kế một dự án code mới. 

Cách build version không đồng nhất

Nếu 1 function đã test tại bản build trước và sau những lần build, bug hồi quy sẽ xuất hiện. Lúc này chúng ta sẽ không biết bug phát sinh từ bản build nào và rất khó để có thể xử lý. Chính vì vậy, việc kiểm soát các version là rất quan trọng để các bản build được đồng nhất và dễ dàng debug hơn.

Quy trình kiểm thử, tester thiếu chuyên nghiệp 

Theo chia sẻ từ các công ty thiết kế web, lập trình phần mềm thì trình độ của Tester rất quan trọng trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm. Một tester kiểm tra hời hợt, thiếu chuyên nghiệp sẽ khiến sản phẩm vận hành thực tế phát sinh rất nhiều lỗi. Đây cũng là lý do những ứng dụng hiện nay đều có những bản update và nâng cấp sau một khoảng thời gian sử dụng. 

Sử dụng tool có sẵn 

Những tool được phát triển và cung cấp bởi bên thứ 3 thường có nhiều lỗi. Việc sử dụng những tool này sẽ rất dễ gây ra lỗi trong khi phát triển phần mềm. Khi sử dụng các tool có sẵn trong sản phẩm, cần phải test thật kỹ trước khi tung ra thị trường. 

Thay đổi thiết kế ngay trước lúc release 

Một sản phẩm hoàn chỉnh cũng chính là lúc nó sẵn sàng để được release. Nếu thay đổi thiết kế ở thời điểm này sẽ khó có thể tránh được việc các Bug xuất hiện. Quá trình Code bị thay đổi và các tester cũng sẽ không có đủ thời gian để kiểm thử sản phẩm thật hoàn hảo. Chính vì vậy nên hạn chế việc thay đổi thiết kế trước lúc release hết sức có thể. 

Các Bug lập trình thường gặp 

Các Bug lập trình thường gặp 

Là một Developer thì việc tiếp xúc với bug là một điều hiển nhiên. Dưới đây là những Bug mà bất cứ một dev nào cũng phải gặp trong đời: 

Bug tí hon 

Bug tí hon là những đoạn code nhỏ bị sai. Đây chính là loại Bug gây khó chịu nhất trong số những loại Bug vì nó tốn rất nhiều thời gian để tìm kiếm. Chỉ vì lỗi quên dấu phẩy, dấu chấm phẩy, hay các dấu ngoặc và thậm chí là thụt lề sai cũng sẽ khiến bạn mất vài giờ thậm chí là cả ngày để tìm kiếm. Bug tí hon được tạo ra từ những thiếu sót và sai sót rất nhỏ. 

Bug không tồn tại 

Bug không tồn tại là khi bạn bị báo lỗi mặc dù không có bất kỳ lỗi nào. Dù đã kiểm tra rất kỹ những vẫn tồn tại Bug. Việc này xảy ra do những trình biên dịch lỗi hoặc bị cũ. Các trình biên dịch này cần phải được cập nhật và nâng cấp thường xuyên để tránh lỗi Bug không tồn tại

Bug loại khủng 

Bug loại khủng là lỗi xảy ra do code sai chính tả, cú pháp hay đặt tên biến biến trùng nhau. Một khi lập trình viên mắc phải lỗi tài nguyên hay lỗi thuật toán thì đều gây ra loại Bug này. Các trường hợp khác nhau thì sẽ có những cách xử lý lỗi khác nhau. Đòi hỏi lập trình viên phải phải tìm ra chính xác Bug gì thì mới có thể sửa lỗi. Mỗi loại ngôn ngữ lập trình đều sẽ có cách viết Code riêng. Khi Code, người thực hiện cần phải lập trình chính xác và theo dõi chúng tỉ mỉ. Một khi xuất hiện sai sót dù rất nhỏ đều có thể làm hỏng mọi thứ. May mắn rằng, khi một lập trình viên khi có một trình biên dịch tốt, các lỗi có thể được phát hiện nhanh chóng. Từ đó người dùng có thể tự sửa chữa lại lỗi.

Bug ẩn thân 

Bug ẩn thân không hiển thị trong quá trình bên dịch. Nó chỉ xuất hiện khi lập trình viên đã hoàn thành phần mềm, cài đặt và sử dụng. Một khi gặp Bug ẩn thân, các lập trình viên phải rà soát từ đầu để có thể debug. 

Hầu hết các trường hợp xảy ra, Bug ẩn thân nằm ở dạng các lỗ hổng và khiến cho phần mềm dễ dàng bị hack. Phần mềm sẽ gặp sự cố hoạt động và bị lỗi.

Bug bất ngờ

Bug bất ngờ là các bug đột nhiên xuất hiện mà không theo quy luật. Hôm nay chương trình có thể chạy rất tốt. Tuy vậy, ngày mai khi tiến hành biên dịch lại, Bug lại có thể xuất hiện. Điều này có thể nằm ngoài dự đoán của các bạn lập trình viên. Đôi lúc có nhưng Bug không thể tìm được và fix bug dễ dàng mà đòi hỏi developer phải tốn rất nhiều thời gian và công sức.

Bug chính là những vấn đề đau đầu đối với những developer. Các tester/QA chính là những người phải trải nghiệm và phát hiện lỗi trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Hiện nay, tất cả các ứng dụng hay sản phẩm cần Code đều phải được tìm lỗi và sửa lỗi. Quá trình Debug và Fix Bug chính là những bước cuối cùng để sản phẩm được hoàn thiện và mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. 

Qua bài viết này, có lẽ bạn đọc đã hiểu được bug là gì và biết được các bug lập trình thường gặp. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các kiến thức lập trình, thông tin về công nghệ,.. bạn có thể tham khảo Trang thông tin công nghệ Coding Guru – Nơi chia sẻ kiến thức giúp việc học lập trình trở nên dễ dàng và thú vị hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ thiết kế web-app, chúng tôi còn có cung cấp dịch vụ thiết kế web theo yêu cầu. Hy vọng rằng Osttopstsoftware.net đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về lập trình.

Có thể bạn sẽ thích

Bài viết phổ biến